Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

8 điều khách du lịch thường lầm tưởng về Nepal

Nepal là một quốc gia có phần lãnh thổ nằm hoàn toàn trong lục địa, giáp với Tây Tạng, Trung Quốc và Ấn Độ. Sở hữu 8 trên 10 đỉnh núi cao nhất thế giới gồm cả Everest, Nepal có nhiều hoạt động du lịch nối tiếng như dã ngoại, đi bộ đường dài, đạp xe xuyên rừng, cùng những chùa chiền đẹp. Tuy nhiên, du khách còn nhiều điều lầm tưởng về Nepal. Elen Turner, một nhà biên tập, nhà văn tại New York đã có giải đáp về những hiểu lầm này sau quãng thời gian sinh sống tại Nepal.

8-dieu-khach-du-lich-thuong-lam-tuong-ve-nepal

Mùa xuân được coi là thời điểm vàng để du khách tới Nepal. Ảnh: Flickr.

Nepal đã bị phá hủy hoàn toàn sau trận động đất 2015

Những trận động đất xảy ra hồi tháng 4 và tháng 5 năm ngoái đã cướp đi hơn 8.000 sinh mạng, khiến khoảng 21.000 người bị thương và hàng trăm nghìn hộ dân mất nhà cửa. Tuy nhiên, khung cảnh tan hoang trên báo đài không phải toàn cảnh Nepal. Những khu di sản tại thủ đô Kathmandu thiệt hại nặng nề nhất và chỉ có 75 quận thuộc Nepal chịu ảnh hưởng từ trận động đất. Những cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng vẫn trụ vững.

Sherpa chỉ là những người gùi hàng lên núi

Không chỉ là những người đàn ông trẻ tuổi được du khách thuê mang vác hành lý lên núi, Sherpa thực tế là tên một cộng đồng dân tộc thiểu số sống tại vùng phía nam Nepal. Họ có nguồn gốc từ Tây Tạng hàng trăm năm trước, chủ yếu sống tập trung quanh khu vực Everest. Nhiều người Sherpa cũng làm hướng dẫn viên du lịch, khuân vác hay sở hữu nhà nghỉ, nhưng không phải ai cũng làm du lịch. Do đó, Sherpa là một họ phổ biến của người dân Nepal tại vùng núi và bạn không nên nhầm lẫn với nghề nghiệp của họ.

Người Nepal đều là dân leo núi

Người Nepal ra nước ngoài thường được hỏi liệu họ từng chinh phục Everest chưa, điều này có thể khiến họ phiền lòng một chút. Địa lý Nepal không hoàn toàn là núi cao, đất nước có địa hình cao dần từ đồng bằng và rừng rậm phía biên giới Ấn Độ, vùng trung tâm là đồi, mật độ núi cao tăng dần về phía biên giới Tây Tạng. Nhiều người Nepal thậm chí không sinh ra và lớn lên ở vùng núi.

Nepal là đất nước Phật giáo

81,3% người dân theo Ấn Độ giáo, 9% theo Phật giáo, 4,4% là người Hồi giáo, hơn 4% còn lại là những người theo Mundhum giáo, Kitô giáo và các tôn giáo khác. Du khách thường biết đến Kathmandu từ lâu được coi là cái nôi của Phật giáo với bảo tháp Boudhanath nằm ở phía tây bắc thành phố, dẫn tới lầm tưởng về tôn giáo của người dân Nepal. Nhiều ngôi chùa cho phép cả người Ấn Độ giáo và Phật giáo vào thờ cúng.

Nepal chỉ là Ấn Độ phiên bản nhiều núi

Do biên giới giáp Ấn Độ ở 3 phía đông, tây và nam; có nhiều nét chung trong văn hóa, ngôn ngữ, nhiều người nghĩ Nepal không có điểm gì khác biệt với nước láng giềng. Tiếng Nepal nghe gần giống tiếng Hindi và những ngôn ngữ khác của người Ấn Độ. Thực tế, người Nepal sử dụng tới 123 ngôn ngữ khác nhau, trong đó tiếng Nepal phổ biến nhất. Không chỉ vậy Nepal còn có ít nhất 4 ngôn ngữ ký hiệu. Lịch sử hai nước cũng khác nhau do Ấn Độ từng là thuộc địa của Anh, trong khi Nepal thì không.

8-dieu-khach-du-lich-thuong-lam-tuong-ve-nepal-1

Bản độ địa lý mô tả độ cao địa hình Nepal. Ảnh: Wikimedia.

Nepal là thiên đường trên núi

Nepal từng được mệnh danh là “Shangri-la” (nghĩ là thiên đường trên núi) theo cách gọi của nhà văn người Anh James Hilton trong tiểu thuyết Lost Horizon (1933). Trong tác phẩm đó, đất nước này được miêu tả là miền đất hạnh phúc và khai sơ. Cụm từ trên đã được nhiều blogger du lịch dùng lại trong những bài viết về Nepal. Tuy nhiên, cuộc sống thực của người dân rất khắc nghiệt. Đây là một trong những nước nghèo nhất thế giới. 

Nepal là một vương quốc

Điều này chỉ đúng trong khoảng thời gian từ 1768 đến 2008. Năm 2001, 9 thành viên Hoàng gia gồm cả vua và hoàng hậu đã bị thảm sát trong cung điện Narayanhiti ở Kathmandu. Vụ việc đã dẫn đến nhiều căng thẳng và mâu thuẫn chính trị. Cho tới 28/5/2008, nền cộng hòa Nepal chính thức được thiết lập và có tên theo Hiến pháp là Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal.

8-dieu-khach-du-lich-thuong-lam-tuong-ve-nepal-2

Khung cảnh chùa Pashupatinath tại thủ đô Kathmandu. Ảnh: Nepal Info.

Thủ đô Kathmandu lạnh hơn Nam Cực

Khi sống một năm rưỡi ở New York, Elen đã được dặn dò chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho mùa đông trước khi đến thủ đô Kathmandu. Thực sự mùa đông ở đây không dễ chịu do người dân không có đầy đủ hệ thống sưởi nhưng nhiệt độ ban ngày chỉ khoảng 15 độ C và trời vẫn có nắng.

Xem thêm: Everest - đỉnh núi danh giá hay bãi rác cao nhất thế giới

Phạm Huyền

0 nhận xét:

Đăng nhận xét