Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Khu vực phượt thủ Anh gặp nạn nguy hiểm thế nào?

“Khu vực phát hiện thi thể của phượt thủ người Anh gần dọc trụ T3 đến T4 vô cùng nguy hiểm, chủ yếu là vách đá cheo leo, đường vô cùng nhỏ hẹp và các mỏm đá dốc thẳng đứng trơn trượt”, một kỹ sư từng thi công trụ cáp treo ở Fansipan, cho biết.

"Có những đoạn chúng tôi phải bò qua"

Kỹ sư này cho hay, khu vực anh Aiden Shaw Web, nam du khách mất tích 6 ngày trước, gặp nạn rất nguy hiểm. 

“Từ trụ cáp treo dọc T3 đến T4 chủ yếu là vách đá cheo leo, đường vô cùng nhỏ hẹp và các mỏm đá dốc thẳng đứng trơn trượt. Nếu đi đường này phải đi với tốc độ rất chậm, không những thế rắn rết nhiều”.

Khu vuc phuot thu Anh gap nan nguy hiem the nao?
Khu vực tìm kiếm du khách Anh vô cùng nguy hiểm

Kỹ sư này đưa ra nhận định: “Có thể nam thanh niên người Anh đã đi men theo đường tuyến từ T3 lên T4 rồi gặp nạn tử vong”.

Anh nói thêm: “Việc chinh phục Fansipan không ai đi vào khu đường trên bởi như thế chỉ còn cách đi qua rễ cây, nhìn xuống bên dưới là vực thẳm nên nếu không may dẫm phải dễ cây mục trượt rơi xuống thì chắc chắn sẽ mất xác. Hơn nữa có một số đường du lịch đảm bảo an toàn hơn khi chinh phục mà không nhất thiết đi đường này”.

Khu vuc phuot thu Anh gap nan nguy hiem the nao?
Khu vực phát hiện thi thể nạn nhân

Theo một kỹ sư khác cũng từng thi công ở đây cho biết: “Lúc trước khi thi công đoạn trụ cáp treo nối giữa T3 và T4 có vực sâu nhất trong vùng, có đoạn sâu tới hơn 800m tĩnh không và hiểm trở nhất. Lúc đó đoàn thi công của chúng tôi khi đi phải từng người bò qua, không được đi cùng một lúc để tránh việc sập xuống vực sâu thì tất cả mất xác”.

Ông Nguyễn Duy Thịnh, Phó Giám đốc VQG Hoàng Liên Sơn, cũng thông tin thêm: “Khu vực T4 dốc nhất, rất trơn trượt và hiếm người qua lại kể cả người dân bản địa. Chỉ có giai đoạn thi công cáp treo lên Fansipan thì có người của đơn vị thi công họ vào để làm các trụ cột, hầu hết khách du lịch chinh phục đỉnh Fansipan đều đi theo 3 tuyến du lịch chúng tôi đang quản lý”.

Hành trình của phượt thủ người Anh 

Theo những tấm ảnh đăng tải trên Facebook cá nhân và chia sẻ của bạn bè Aiden, anh đã có một chuyến đi khám phá các nước Đông Nam Á từ tháng 3/2016.

Tại Lào, phượt thủ trẻ đã tới Vientiane, Vang Vieng - thị trấn nhỏ cách thủ đô vài tiếng ngồi ôtô, cố đô Luang Pra Bang. Webb đã tới thăm khu du lịch bảo tồn và thác nước Kuangsi cùng bạn bè.

Sau đó, Aiden đến Thái Lan, đặt chân tới một loạt các thành phố du lịch nổi tiếng như Bangkok, Krabi, Chiang Rai, Chiang Mai, Lamphun.

Khu vuc phuot thu Anh gap nan nguy hiem the nao?
Phượt thủ người Anh

Với sở thích du lịch mạo hiểm, anh đã tham gia các hoạt động nhảy dù, chèo thuyền thác, leo núi tại xứ sở Chùa Vàng.

Cuối cùng, Aiden tới Việt Nam, anh đã qua TP HCM, Mũi Né, Đà Lạt, vườn quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai, Lâm Đồng.

Ngày 3/6, Aiden bắt đầu thực hiện chuyến leo núi một mình từ hướng thôn Sín Chải, dọc theo tuyến cáp treo đến đỉnh Fansipan. 18h cùng ngày, anh thông báo cho bạn gái mình bị tai nạn, ngã xuống thác, chấn thương đầu gối và đá cắt chảy nhiều máu. Chàng trai đã gửi định vị GPS và tiếp tục thông tin với bạn gái đến ngày 4/6 thì mất liên lạc.

Ngay sau đó, cô ruột Aiden - bà Lisa Shaw Webb - kêu gọi trên Facebook, mong mọi người ở Việt Nam đang đi qua khu vực này chung tay tìm kiếm chàng trai.

Đến sáng 9/6, lực lượng tìm kiếm cứu hộ đã phát hiện thi thể của du khách sau 6 ngày mất tích.

Hạnh Thúy

Tin liên quan

VietBao.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét