Cập nhật cách đây 17 phút
Tags: Festival Huế, Chí Toàn, Đàn Nam Giao, trong không khí, tế đàn, diễn ra, chương trình, lễ hội, truyền thống, nghi thức, đất, trời, dâng, năm
Bấm ngay Subscribe / Đăng Ký xem video hay mới nhất >>
Lễ tế đàn Nam Giao tại Festival Huế năm 2016, lễ tế đàn Nam Giao được diễn ra lúc 0h ngày 29/4 trong không khí trang nghiêm, với đầy đủ nghi thức truyền thống
|
0h5 phút ngày 29/4, lễ tế đàn Nam Giao (đàn thờ Trời) đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và đậm đà nét văn hóa truyền thống xưa của người Huế.
Ảnh: Chí Toàn. |
|
Ông Lê Trường Lưu - Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế (giữa), cho hay, đàn Nam Giao được xây dựng dưới triều Nguyễn vào năm 1803, thời vua Gia Long. Năm 1806, đàn được dời về phía nam của kinh thành Huế, trên một quả đồi lớn thuộc làng Dương Xuân, nay thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế. Đàn Nam Giao gồm 3 tầng, tầng trên hình tròn tượng trưng cho trời, hai tầng dưới hình vuông tượng trưng cho đất và con người. |
|
Đây là chương trình quan trọng, thu hút sự quan tâm của hàng nghìn du khách và người dân cố đô Huế. Lễ Tế giao là chương trình mở màn cho các kỳ Festival hàng năm. Năm nay, lễ tế diễn ra theo sát với nguyên bản, nhằm cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Ảnh: Chí Toàn. |
|
Nghi lễ ở đàn Nam Giao được xem là phức tạp nhất, với các nghi thức tế lễ như: lễ quán tẩy, lễ đón các thần, lễ tế ngọc và lụa, lễ tấn trở, lễ hiến tước, lễ truyền chúc, lễ á hiến, lễ ban phúc, lễ triệt hạ đã được diễn ra uy nghiêm, kính cẩn như tấm lòng thành của cả vua quan cùng dân chúng dâng lên trời, đất và các vị thần linh.
Ảnh: Chí Toàn. |
|
Ông Nguyễn Dung, Phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, trưởng ban tổ chức Festival Huế 2016 làm chủ tế lễ tế Giao. Vị lãnh đạo này cho biết, do những ý nghĩa lịch sử văn hóa quan trọng, lễ hội này được nghiên cứu và phục dựng thành công trong 6 kỳ Festival Huế từ 2002 đến 2012, mang đậm nét nhân văn độc đáo của vùng đất cố đô.
|
|
Rượu của chủ tế dâng lên thần linh thể hiện sự tôn kính của con người đối với trời đất,
cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, đồng thời còn thể hiện ý tưởng gắn kết giữa con người với thế giới tự nhiên và môi trường sống.
|
|
Lễ tế đàn Nam Giao được bắt đầu bằng lễ Nghênh thần tại án ở Phương đàn (đàn dưới), gồm lễ dâng hương và dâng trà. Tiếp đến là lễ tế tại Viên đàn (đàn trên), gồm các lễ dâng hương, dâng rượu, dâng sớ, dâng trà. Ngoài ra còn có lễ Tống thần, lễ Tư chúc bạch soạn ở án Nghênh thần tại Phương đàn.
|
|
Mâm lễ phẩm có tam sanh (3 con vật quan trọng chuyên cúng tế ở đàn Nam Giao) là trâu, dê và heo. Đây là lễ phẩm mà người dâng lên để tỏ lòng thành với thần linh và trời đất.
|
|
Đội nhạc công trong lễ tế Giao. Ảnh: Chí Toàn. |
|
Nghi thức chấp lệnh chiêng. Khi tiếng chiêng vang lên, một nghi thưc diễn ra trong lễ tế. |
|
Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, lễ hội này đã được phục hồi năm 2004 và đã gắn liền với Festival Huế. "Thông qua các ý kiến phản ánh đóng ghóp, lễ tế Giao ngày càng hoàn thiện hơn. Nó truyền tải được ý nghĩa từ ngàn xưa để lại mà cha ông ta đã làm đó là thể hiện ước vọng con người sống hài hòa với thiên nhiên, vũ trụ." Ông Hải giải thích. |
|
Từ Festival Huế 2014, Lễ Tế Giao được thay đổi bằng cách tổ chức thực sự thuần túy tâm linh theo đúng các nghi thức truyền thống, không mang những yếu tố sân khấu như những lễ hội cung đình trước đây
. |
|
Mặc dù tổ chức vào đêm khuya, rất đông người dân và du khách đến dự lễ.
|
|
Bà Nguyễn Thị Lan, một người dân Huế, cho biết: "Đây là lễ tế quan trọng bậc nhất của đất nước từ ngàn xưa đến nay. Vì vậy, hàng năm khi có lễ, tôi thường đến để cầu nguyện cho gia đình sức khỏe, đất nước an bình, mưa thuận gió hòa". |
|
Một nữ du khách người nước ngoài mặc áo dài truyền thống Việt Nam đến dự lễ. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét