Thứ bảy, 23 Tháng tư 2016, 13:18 GMT+7
Tags: Việt Nam, Đền Khải Thánh, Hà Nội, Khổng Tử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại học, điểm thu hút, Bia Tiến Sĩ, di tích, nằm ở, địa điểm, đầu tiên, xây dựng, phía
Bấm ngay Subscribe / Đăng Ký xem video hay mới nhất >>
Khám phá khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam qua góc ảnh 360 độ. Đây cũng là địa điểm thu hút đông đảo du khách quốc tế mỗi ngày.
|
Văn Miếu Môn tức là cổng tam quan phía ngoài của Quốc Tử Giám. Cổng có ba cửa, cửa giữa cao to và xây 2 tầng, phía bên ngoài còn có thêm Tứ trụ (Nghi Môn). |
|
Khuê Văn Các là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương thời cho xây dựng vào năm 1805. Hình ảnh "gác vẻ đẹp của sao Khuê" đã được chọn làm biểu tượng của thủ đô Hà Nội. |
|
Thiên Quang Tỉnh tức "giếng soi ánh sáng bầu trời" hay còn được gọi là Ao Văn nằm ngay phía sau Khuê Văn Các. Giếng Thiên Quang cũng được coi là trung tâm của Văn Miếu khi toàn bộ văn bia Tiến sĩ hai bên đều hướng mặt về. |
|
Khu vực hai bên trái phải của Giếng Thiên Quang là 82 tấm bia Tiến sĩ, ghi họ tên, quê quán 1304 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi từ 1442 - 1779 gồm 81 khoa triều Lê và 1 khoa triều Mạc được đặt trên lưng rùa. |
|
Đại Thành Môn là cánh cổng thứ ba nối giữa khu vực Ao Văn, bia Tiến sĩ với khu vực điện thờ. Cửa Đại Thành (cửa của sự thành đạt lớn lao) mở đầu cho khu vực của những kiến trúc chính, nơi thờ Khổng Tử, Chu Công... |
|
Đại Bái Đường nằm phía trước sân Đại Thành có chức năng hành lễ trong những kỳ tế tự xuân thu. Nằm song song ngay phía sau Đại Bái Đường là Thượng Điện, nơi đây là nơi thờ những vị tổ đạo Nho, gian chính giữa có khám và ngai lớn để trên một bệ xây, trong có bài vị Chí thánh tiên sư Khổng Tử. |
|
Sân Thái Học, giống như Sân Bái Đường ở sân trước, cả hai đều là địa điểm tổ chức thi cử, hành lễ xưa kia. Ngày nay là nơi thường niên phong tặng học vị Giáo sư, Tiến sĩ. |
|
Đền Khải Thánh là khu sau cùng của di tích. Tầng một là nơi tôn vinh Danh sư Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An và là nơi giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Tầng 2 là nơi tôn thờ các danh nhân đã có công xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Nho học của Việt Nam. Đó là các vị Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông. |
|
Gác Trống nằm ở bên phải của Đền Khải Thánh. |
|
Gác Chuông nằm ở bên trái của Đền Khải Thánh. Trong kiến trúc Văn Miếu còn có hai khu biệt lập đó là Hồ Văn nằm ở phía trước cổng và Vườn Giám rộng lớn nằm ở sườn phải của toàn bộ trục công trình. |
|
Sơ đồ toàn cảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội). |
Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An.
Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta.
Văn Miếu nằm ở phía Nam thành Thăng Long, quay mặt về hướng Nam với tổng diện tích 55.027 m2 gồm Hồ Văn, vườn Giám và Nội tự.
Quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám có quy mô khá rộng, mặt bằng hình chữ nhật, chiều dài 306 m, mặt trước rộng 61 m, mặt sau 75 m, nằm trong bức tường bao quanh toàn bằng những viên gạch vồ cỡ lớn - một loại vật liệu phổ biến của thời Hậu Lê.
Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám thuộc quận Đống Đa (Hà Nội), bốn mặt bao đều là phố: phố Quốc Tử Giám chạy qua cổng chính bao phía nam, phố Văn Miếu bao cạnh phía đông, phố Tôn Đức Thắng bao cạnh phía tây; đằng sau là phố Nguyễn Thái Học bao phía bắc.
VietBao.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét