Cầu Quay sông Hàn
Cầu quay sông Hàn là hình ảnh đại diện của Đà Nẵng, nhắc đến Đà Nẵng người ta sẽ nghĩ ngay đến cây cầu này.
Cầu Quay sông Hàn. |
Cầu được khánh thành và hoạt động từ năm 2000. Cây cầu nối liền hai bờ sông Hàn với 11 nhịp cầu, mỗi nhịp dài 33 m. Du khách đến với Đà Nẵng muốn chứng kiến tận mắt cảnh cây cầu quay cho tàu thuyền qua lại thì có thể đi học bờ sông hóng gió, đến đúng 12h đêm, cây cầu sẽ tự động chuyển mình để tàu thuyền được qua lại dễ dàng hơn, và đến 3h30, chiếc cầu lại trở về vị trí như ban đầu.
Không chỉ tạo thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của thành phố Đà Nẵng mà cầu quay sông Hàn còn là một dấu ấn văn hóa của người Đà Nẵng những năm đầu thế kỷ 21.
Cầu treo dây văng Thuận Phước
Cây cầu nằm ở phía đông thành phố, bắc qua hai bờ sông Hàn, nối đường Nguyễn Tất Thành với cầu Mân Quang, giữa 2 quận Hải Châu và Sơn Trà.
Cầu treo dây văng Thuận Phước được xây dựng từ năm 2003 và bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 7/2009. Cầu dài 1.856 m, rộng 18 m và cao 92 m.
Đà Nẵng tự hào có cầu Thuận Phước là cầu treo dây văng dài nhất Việt Nam.
Cầu treo dây văng Thuận Phước. |
Cầu Nguyễn Văn Trỗi
Không bóng bẩy, mỹ miều như những cây cầu khác, cầu Nguyễn Văn Trỗi được ví là “nàng lọ lem” của Đà Nẵng. Có tuổi đời ngót nghét nửa thế kỷ, cầu Nguyễn Văn Trỗi được ủy ban và nhân dân thành phố Đà Nẵng giữ lại như một kỷ vật của thành phố.
Cầu được xây dựng dã chiến của quân đội Mỹ chuyên chở khí tài chiến tranh từ cảng Tiên Sa vào thành phố. Lúc ấy cầu không có tên. Sau năm 1975, người ta đưa cầu vào sử dụng cho mục đích dân sinh và gọi là cầu Nguyễn Văn Trỗi.
Hiện tại, cầu Nguyễn Văn Trỗi vẫn là một cây cầu có kiến trúc lạ nhất ở Đà Nẵng từ trước đến nay.
Cầu Rồng
Nổi tiếng nhất Đà Nẵng hiện nay phải kể đến là cầu Rồng. Được khánh thành vào năm 2013, cầu Rồng nối dài giữa đường Nguyễn Văn Linh (từ sân bay) qua đường Võ Văn Kiệt (ra biển), với tổng chiều dài 666 m, gồm 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn, phần nhịp đuôi rồng dài 64,15 m, nhịp đầu rồng dài 72 m.
Cây cầu Rồng nổi tiếng của Đà Nẵng. |
Cầu Rồng nằm ở ngay trung tâm thành phố Đà Nắng. Và dịp cuối tuần, tối thứ 7 và tối chủ nhật, cầu Rồng sẽ có sự kiện phun nước, phun lửa vào lúc 8h30 đến 9h để phục vụ khách du lịch.
Cầu Cẩm Lệ
Là Cầu đúc hẫng đầu tiên ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Cầu Cẩm Lệ nằm ở vùng ven, nối Quốc lộ 1A và quốc lộ 14B.
Được xây dựng từ năm 2001, Cầu có chiều dài 399 m, rộng 14,5m với sơ đồ nhịp là: 42m+5x63m+42m= 399m.
Cầu Trần Thị Lý
Cầu Trần Thị Lý vốn là cầu đường sắt, thời Pháp thuộc cầu được gọi là De Lattre de Tassigny, sau đó đổi tên thành cầu Trịnh Minh Thế. Cách cầu Nguyễn Văn Trỗi khoảng 20 mét. Cầu được đổi tên thành cầu Trần Thị Lý sau năm 1975 và đã được nâng cấp thành cầu đường bộ.
Cầu Trần Thị Lý . |
Được xây dựng lại vào năm 2009 và bắt đầu đưa vào sử dụng năm 2013, cầu Trần Thị Lý như khoác lên mình một chiếc áo mới. Người Đà Nẵng và du khách đến đây đặt cho cây cầu này một cái tên mỹ miều là “cánh buồm vươn khơi”.
Cầu Trần Thị Lý được thiết kế độc đáo với tạo hình và định vị cho trụ tháp chính cao 145 m, nghiêng 12 độ về phía tây gồm 3 mặt dây phẳng, tạo hình thành một cánh buồm căng gió hướng ra biển Đông.
VietBao.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét